1000 hạc giấy- Senbazuru

Hạc giấy hay còn gọi là Orizuru (tiếng Nhật: 折鶴/ori có nghĩa là “gấp,”tsuru có nghĩa là “hạc”)  Đây là mẫu xếp phổ biến của nghệ thuật xếp giấy Origami của Nhật Bản. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 hạc giấy-Senbazuru (千羽鶴) thì họ sẽ có một điều ước. Điều ước sẽ mang lại sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi, nên hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình.

1. Ý nghĩa hạc giấy Senbazuru và điều ước của bé Sadako Sasaki

Người dân xứ Phù Tang thường quan niệm, nếu ai đó gấp được 1000 con hạc giấy. Sau đó treo chúng lên thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Điều này cho đến nay vẫn được nhiều người tin tưởng…

 

1.1 Hạc giấy Senbazuru là gì?

Senbazuru là một nghìn con hạc giấy được làm từ origami, mang ý nghĩa bình an, cầu mong chiến thắng hay cầu cho bệnh tật được chữa lành. Nguồn gốc của Senbazuru được cho là có từ thời Edo. Đây là thời kỳ nghệ thuật gấp giấy origami trở nên phổ biến trong dân chúng.

Quan niệm này gắn liền với một quan niệm dân gian, coi hạc là “loài chim hỷ’. Từ đó, người ta bắt đầu gấp hạc giấy. Một nghìn con hạc mang ý nghĩa là một nghìn lời chúc mừng, cũng được cho là khởi đầu của mọi sự tốt đẹp, sự trường thọ.

1.2 Tại sao Senbazuru được xem là biểu tượng của hòa bình?

Ý nghĩa hạc giấy gắn liền với câu chuyện điều ước của bé Sadako Sasaki. Câu chuyện kể về cô bé 12 tuổi bị nhiễm bức phóng xạ từ bom nguyên tử hạt nhân ở Hiroshima là Sadako Sasaki. Mang trong mình căn bệnh ung thư máu trắng mà còn phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

Tuy nhiên, cô bé có nghị lực phi thường này vẫn ngồi gấp những con hạc giấy nhỏ bé với điều ước thế giới hãy hòa bình. Hình ảnh cô gái nhỏ bé ngồi cạnh khung cửa sổ và không ngừng gấp hạc đã làm rung động bao nhiêu trái tim của con người. 644 là con số cuối cùng mà Sadako Sasaki để lại vì cô quá yếu. Đó cũng là ngày cô rời khỏi thế giới.

Để tưởng nhớ hành động của cô mọi người đã chung tay hoàn thành ước nguyện gấp 1000 con hạc cho cô bé và điều bất ngờ cũng xảy đến. Thế giới cũng đã hòa bình. Kể từ ấy người ta tương truyền rằng khi bạn gấp được 1000 con hạc giấy điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Câu chuyện này cũng là nguồn cảm hứng to lớn của những nhà thơ nhà văn sau này.

1.3 Thông điệp từ Senbazuru

Câu chuyện của Sadako sau đó đã được người dân Hiroshima biết đến rộng rãi và dần dần được lan truyền trên toàn thế giới. Tượng đài nạn nhân trẻ em trong vụ nổ bom nguyên tử đã được xây dựng. Sadako và ngàn hạc giấy mà Sadako gấp được coi là “biểu tượng của phi hạt nhân” và “biểu tượng của hòa bình”.

Tại Nhật Bản, nhiều người vẫn gấp ngàn con hạc giấy khi cầu mong những điều tốt lành. Nếu có dịp đến với “đất nước mặt trời mọc”, bạn có thể ghé thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và ngắm nhìn hình ảnh Senbazuru.

2. Ý nghĩa hạc giấy trong văn hóa Nhật – Biểu tượng Chim Hạc

Nếu hạc giấy là biểu tượng của hòa bình thì chim hạc – trong văn hóa truyền thống của người Nhật, được xem là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ.

2.1 Biểu tượng chim hạc trong văn hóa Nhật Bản

Chim hạc (còn được gọi là sếu đầu đỏ) được gọi là hạc Tancho. Chữ “tan” trong Tando nghĩa là màu đỏ, chữ “cho” có nghĩa là chỏm lông trên đầu. Đây cũng là loài chim lớn nhất và là biểu tượng của “đất nước mặt trời mọc”.

Hạc Tancho là cái tên mang tính trang trọng, cao quý. Thông thường, người Nhật thường dùng “tsuru” mỗi khi nhắc đến loài chim cao quý này. Vào tuổi trưởng thành, chúng kết bạn với nhau và không bao giờ rời xa nhau, nhưng khi một trong hai chết, con còn lại sống cô độc suốt đời. Chính vì thế, chim hạc được xem là biểu tượng của lòng thủy chung, son sắt, sự hòa hợp của cuộc sống vợ chồng.

Chim hạc, bên cạnh đó, cũng là biểu tượng của sự trường thọ. Vòng đời của hạc thường 30~60 năm. Đây là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Từ xa xưa, nước Nhật và các nước phương Đông khác xem hạc là con vật linh thiêng biểu tượng cho sự trường thọ. Hạc cũng là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí ở Nhật.

2.2 Sự tích chim hạc trong văn hóa người Nhật

Trong văn hóa Nhật Bản, chim hạc còn là biểu tượng của lòng biết ơn sâu sắc. Tương truyền, có một ông lão nhân hậu gặp phải một con hạc đang mắc bẫy, ông đã giải thoát cho con vật đáng thương ấy. Không lâu sau, trong đêm tuyết rơi nặng hạt, có một cô gái xinh đẹp đến gõ cửa nhà của vợ chồng ông lão. Cô nói mình bị lạc đường nên muốn tá túc lại đây.

Ngày ngày, cô gái tự giam mình trong phòng để dệt vải. Sau đó đưa cho vợ chồng ông lão đem đi bán. Không lâu sau, vợ chồng ông lão phát hiện cô gái ngày đêm dệt vải chính là con hạc ông lão đã cứu lúc trước. Nó từ biệt ông lão và bay về trời sau khi đã báo đáp ân tình bằng những thước vải được dệt từ những sợi lông mịn màng của nó.

3. Cách gấp hạc giấy đơn giản mà đẹp mắt

Sẽ rất ý nghĩa nếu bạn tự tay gấp hạc giấy để tặng người thân hay bạn bè của mình cùng với lời chúc may mắn và hạnh phúc. Việc gấp hạc giấy cũng không quá khó khăn, chỉ cần bạn chịu khó và tỉ mỉ một chút sẽ tạo ra được những chú hạc giấy xinh xắn và đáng yêu. Để có thể gấp được một chú hạc giấy các bạn chỉ cần thực hiện theo 14 bước sâu đây.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật khi tham gia các hoạt động tại 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938 20 26 27